tutapphatphap
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.
Search
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» 19 lời khuyên khi chụp ảnh đường phố * May 26, 2010
Mười  Ngày  Trên  Đất  PHẬT EmptyThu May 27, 2010 9:51 am by Spammer

» http://www.linhthuu.de/ThoBat_HG.html
Mười  Ngày  Trên  Đất  PHẬT EmptyMon Apr 12, 2010 8:48 pm by Spammer

» CLB Hiếu Hạnh chùa Quan Âm tổ chức lễ chu niên lần thứ nhất, tổng kết sinh hoạt năm 2009
Mười  Ngày  Trên  Đất  PHẬT EmptyThu Mar 04, 2010 9:17 pm by Admin

» KHẢO CHỨNG MỚI VỀ CUỘC ĐỜI LỤC TỔ HUỆ NĂNG
Mười  Ngày  Trên  Đất  PHẬT EmptyTue Mar 02, 2010 9:02 am by Spammer

» KINH PHÁP BẢO ĐÀN
Mười  Ngày  Trên  Đất  PHẬT EmptyTue Mar 02, 2010 8:22 am by Spammer

» Việc cho trẻ em xuất gia gieo duyên
Mười  Ngày  Trên  Đất  PHẬT EmptyTue Feb 09, 2010 8:55 am by Spammer

» HÌNH THẬT CỦA ĐỨC PHẬT THÍCH CA?
Mười  Ngày  Trên  Đất  PHẬT EmptyTue Feb 09, 2010 8:49 am by Spammer

» Greatest love of all
Mười  Ngày  Trên  Đất  PHẬT EmptySat Jan 02, 2010 8:43 pm by Spammer

» Nhập thất
Mười  Ngày  Trên  Đất  PHẬT EmptyFri Jan 01, 2010 11:20 am by Spammer

Navigation
 Portal
 Index
 Memberlist
 Profile
 FAQ
 Search
Affiliates
thanh nien phật tử
 
March 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Calendar Calendar


Mười Ngày Trên Đất PHẬT

Go down

Mười  Ngày  Trên  Đất  PHẬT Empty Mười Ngày Trên Đất PHẬT

Post by Spammer Tue Jun 23, 2009 8:59 am

Mười Ngày Trên Đất PHẬT:
Nhật ký hành trình chiêm bái Phật tích
Mục Đồng
Kỳ 1:

Linh Thứu sơn sương giăng mây phủ

Sông Ni Liên ấp ủ tâm thành

Theo gót hồng trong ánh nắng bình minh

Nhân duyên đến con trở về quê cũ.

Theo tiếng gọi tâm linh từ bao lâu ấp ủ, mọi việc đã chuẩn bị đâu đó xong xuôi, nhóm chúng tôi cả thảy sáu người đã tập trung tại Ký túc xá Kothari Đại học Delhi để xuất phát về chốn xưa lưu dấu một đời độ sinh.
Mười  Ngày  Trên  Đất  PHẬT DuLich-MD-01
4 giờ chiều ngày 28-5, chuyến tàu lửa mang số hiệu 4258 đã từ từ chuyển bánh từ sân ga New Delhi đưa đàn con thơ trở về bên mái nhà xưa. Bao tâm trạng hồi hộp, ngóng trông, quãng đường còn xa nhưng tâm hồn phơi phới, vui mừng vì chỉ sáng mai thôi, lòng mong đợi bao lâu đã trở thành hiện thực.

6 giờ sáng ngày 29-5, tàu dừng bánh tại sân ga Varanasi. Vì thấy thời giờ còn sớm, chúng tôi đã thay đổi kế hoạch một tí, thuê xe đi thẳng đến thăm sông Hằng, thay vì phải để ngày mai. Như vậy, sông Hằng là địa điểm đầu tiên trong hành trình chiêm bái. Điều này vô tình có một ý nghĩa thiêng liêng nào đó. Những ngày sắp tới là những ngày mà mỗi người cần trang bị cho mình một tâm hồn trong sạch, một tư lương dồi dào để tấm lòng thành kính hướng về đất thiêng như trở về nguồn cội tâm thức của mình được trọn vẹn. Sông Hằng vốn được xem là con sông thiêng, được tôn thờ như một nữ thần, như một bà mẹ truyền ban sức sống ở Ấn Độ và được xem là nguyên mẫu của tất cả dòng nước thiêng liêng trên thế giới. Người dân Ấn cho rằng nước sông này có thể tẩy trừ cấu bẩn trần gian lẫn tội lỗi do tâm tạo. Để chuẩn bị cho hành trình sắp tới, nhờ năng lực mầu nhiệm này, chúng tôi tin tưởng rằng những não phiền trước đây được gột rửa và chuyến đi sẽ gặp nhiều thuận duyên hơn.
Từ những thời đại sớm nhất, dọc bờ sông đã có hàng triệu triệu người dân đến đây để tắm, cầu nguyện, uống nước thánh và rải tro người chết. Rải rác dọc bờ sông là những thành phố cổ, những trung tâm hành hương với vô số đền tháp. Dọc bờ sông là toàn cảnh sự thăng hoa của nền văn minh Ấn Độ, là bức tranh của di sản văn hoá. Nhiều thế kỷ trải dài trên dòng lịch sử, Ấn Độ được thừa nhận như một vùng đất thần thoại phong phú về trí tuệ, thần bí và lãng mạn. Chính điều thần diệu này đã ra đời hàng loạt những tác phẩm thần thoại.
Mười  Ngày  Trên  Đất  PHẬT DuLich-MD-03
Xuất phát từ dãy núi tuyết Hy Mã Lạp Sơn trắng xóa, sông Hằng đã chảy 2.469 km từ nguồn đến biển theo những sông nhánh hoặc sông lớn. Dọc hai bên bờ là những thành phố cổ như Hardwar, Varanasi, Patna, Calcuta và những đồng bằng rộng lớn phía Bắc Ấn Độ. Trên thế giới, có nhiều con sông lớn hơn hoặc dài hơn, nhưng không có sông nào có đặc tính thiêng liêng như sông Hằng. Dòng nước thánh thiện này đã góp mặt trong đời sống của người dân Ấn Độ. Sông Hằng là một phần lịch sử, thần thoại, truyền thuyết dân gian của Ấn Độ. Có những vương quốc, đền đài, những nhà truyền giáo và nhà thơ nhấp nhô, ẩn hiện ngồi bên dòng nước chảy khi cuồng cuộng lúc từ hoà.

Đi xuồng tay, trải mình trên mặt sông vài giờ đồng hồ, chúng tôi cũng đến lúc rời bến để tiếp tục hành trình.

11 giờ trưa, ngày 29-5, nhóm đã đến Sarnath. Sarnath là một thánh địa Phật giáo, thành phố thiêng có liên quan mật thiết đến cuộc đời đức Phật và pháp thoại đầu tiên của Ngài. Sarnath cách Varanasi khoảng 10 km về phía bắc, thuở xưa được gọi là kinh đô Ba La Nại, nay thuộc tiểu bang Uttar Pradesh.

Vào thời đức Phật còn tại thế, Sarnath là một vùng có nhiều rừng cây xanh mát, tịch tĩnh và thanh tịnh, phù hợp cho việc hành thiền. Nơi này còn được gọi là Chư Tiên Đoạ Xứ (Isipatana), hay Vườn Nai (Migadaya, Lộc Uyển). Sau ngày thứ 49 thành đạo dưới cội Bồ Đề ở Bihar, đức Phật đã bắt đầu cuộc du hành đến Ba La Nại với ước muốn trao bức thông điệp cứu khổ của Ngài đến cho mọi người. Với lòng tin vững chắc, thanh thản, đức Phật đã tuyên bố chân lý tối thượng mà Ngài đã giác ngộ cho năm vị ẩn sĩ nhóm Kiều Trần Như. Kinh Chuyển Pháp Luân đầu tiên được đức Phật thuyết giảng nói về con đường Trung Đạo, loại bỏ hai cực đoan hưởng thọ dục lạc và khổ hạnh ép xác; tuyên thuyết về bốn chân lý: khổ, nguyên nhân khổ, sự chấm dứt khổ, con đường chấm dứt khổ; đặc biệt trình bày rõ con đường chân chánh tám chi là con đường đưa đến an lạc, hạnh phúc, đó là chân chánh về cái thấy, tư duy, lời nói, hành động, nghề nghiệp, siêng năng, nhớ nghĩ và chú tâm.
Mười  Ngày  Trên  Đất  PHẬT DuLich-MD-04
Từ đây, một Tăng đoàn đầu tiên đã hình thành. Sarnath trở nên một trung tâm quan trọng của Phật giáo, nơi của hoà bình an lạc. Phật giáo từ đây trở nên phổ biến khắp đất nước, vua quan đến thứ dân đều hoan nghênh tinh thần giải thoát và bình đẳng của đức Phật. Vài thế kỷ sau, vua A Dục đã xây nhiều công trình đền tháp tại đây. Tàn tích ở Sarnath cho thấy có nhiều tu viện trong thời xưa và nơi đây đã từng là một thời hoàng kim của Phật giáo. Trụ đá của vua A Dục là một mẫu nghệ thuật tinh xảo vô giá. Hiện nay, nhiều phần bị gãy rời của thân trụ đã được khai quật và bảo vệ tại khu thánh địa.

Thánh tích Saranth đã bị phá huỷ bởi Muhammad Gori và Sultan. Trải qua các triều đại vua Hồi giáo, đền đài chùa tháp đền bị đập phá, kinh sách quý hiếm đã bị thiêu huỷ, tu sĩ bị bắt giết. Mảnh đất này trở nên điêu tàn, vắng bóng Phật giáo suốt nhiều thế kỷ. Vào thế kỷ thứ V và VII, hai nhà chiêm bái Trung Quốc là Pháp Hiển và Huyền Trang đã có đến chiêm bái và tường thuật chi tiết về Sarnath cũng như các thánh tích khác. Theo nguyên lý thịnh suy, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử đen tối, vào những năm cuối thế kỷ XVIII đầu XIX, Sarnath được khai quật, công nhận và bảo tồn trở lại. Tuy nhiên, ánh sáng Phật Pháp được thật sự thắp trở lại khi ông Anagarika Dhamapala người Tích Lan đến Ấn Độ năm 1893. Những công việc thiết thực của ông là xây dựng tu viện Mulagandhakuti, tổ chức lễ Phật đản kỷ niệm 2500 năm Đức Phật ra đời, thành lập hội MahaBodhi…

Khung cảnh hiện tại của Sarnath là một khu vườn cỏ tươi sạch sẽ bên cạnh vườn Nai xanh mát, khu di tích nền móng của đền chùa xưa và trụ đá A Dục nằm trước phần biểu tượng chính là đại tháp Chaukhadi, nơi mà theo ngài Huyền Trang, đánh dấu tôn giả A-nhã Kiều Trần Như và những vị Tăng khác đã tự động đứng lên đảnh lễ đức Phật khi Ngài từ xa đến.

Sau khi dùng tạm bữa cơm trưa dưới gốc cây cổ thụ giữa vườn cỏ xanh mát, chúng tôi đã y phục trang nghiêm, tiến về đảnh lễ Đại Tháp Chuyển Pháp Luân. Hôm nay, chúng con đảnh lễ địa điểm này cũng như đánh dấu lần đầu tiên trong đời được gặp đức Thế Tôn. Từng bước chân nhẹ nhàng trên thảm cỏ mát rượi bù lại cái nắng trưa hè gay gắt, lòng chúng con dạt dào niềm rung cảm. Trải bao kiếp lầm than u mê trong sinh tử, nay mới được trở về, chân con bước đi trên vuông đất mà Ngài đã đi, hít thở bầu không khí mà Ngài đã thở. Trong tiềm thức sâu xa, lời dạy của 25 thế kỷ qua như còn văng vẳng: "Này các thầy, do sự nỗ lực không ngừng mà giờ đây, Ta đã giác ngộ, thành đạo vô sanh bất diệt; và hôm nay vì lợi ích của các thầy, Ta sẽ nói giáo pháp ấy cho các thầy nghe. Nếu các thầy thực hành theo đúng lời dạy đó, các thầy cũng sẽ sớm được chứng ngộ, có được tuệ giác và dứt bỏ hẳn con đường sinh tử." Tâm chúng con như đang ý thức sâu sắc rằng, Ngài vẫn còn đây, lời dạy của Ngài như vừa được tuyên thuyết cho chúng con, những người nguyện suốt đời học theo con đường giải thoát của Ngài. Không có khoảng thời gian ngăn cách, hơn 2500 năm chỉ là một niệm tâm đầu trong giây phút vô ưu, định tĩnh. Chỉ vài phút ngắn ngủi mà con như được tắm gội trong dòng suối pháp ngọt ngào, trường lưu bất tận.
Mười  Ngày  Trên  Đất  PHẬT DuLich-MD-05
Sau khi đảnh lễ, tụng kinh, tưởng niệm, mọi người thay phiên nhau ghi lại rất nhiều hình ảnh tại đây; sau đó viếng viện bảo tàng, tu viện Mulagandhakuti, khu di tích đức Phật và năm tu sĩ đầu tiên. Quanh khu vực này có rất nhiều bia đá khắc bản kinh Chuyển Pháp Luân bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Mỗi bia đá được khắc với mỗi ngôn ngữ do chư Tăng, Phật tử nước đó cúng dường chi phí, như Tây Tạng, tiếng Anh, Pali, Hindi, Tích Lan, Bhutan, Trung Hoa, Lào… Riêng bia tiếng Việt do GHPGVNTN và đoàn Phật tử Việt Nam sống tại Đức thực hiện.



(Xem tiếp kỳ 2)


Mục Đồng
Spammer
Spammer

Posts : 31
Points : 75
Reputation : 0
Join date : 2009-06-23

Back to top Go down

Back to top

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum