tutapphatphap
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.
Search
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» 19 lời khuyên khi chụp ảnh đường phố * May 26, 2010
Mười  Ngày  Trên  Đất  PHẬT Kỳ 2: EmptyThu May 27, 2010 9:51 am by Spammer

» http://www.linhthuu.de/ThoBat_HG.html
Mười  Ngày  Trên  Đất  PHẬT Kỳ 2: EmptyMon Apr 12, 2010 8:48 pm by Spammer

» CLB Hiếu Hạnh chùa Quan Âm tổ chức lễ chu niên lần thứ nhất, tổng kết sinh hoạt năm 2009
Mười  Ngày  Trên  Đất  PHẬT Kỳ 2: EmptyThu Mar 04, 2010 9:17 pm by Admin

» KHẢO CHỨNG MỚI VỀ CUỘC ĐỜI LỤC TỔ HUỆ NĂNG
Mười  Ngày  Trên  Đất  PHẬT Kỳ 2: EmptyTue Mar 02, 2010 9:02 am by Spammer

» KINH PHÁP BẢO ĐÀN
Mười  Ngày  Trên  Đất  PHẬT Kỳ 2: EmptyTue Mar 02, 2010 8:22 am by Spammer

» Việc cho trẻ em xuất gia gieo duyên
Mười  Ngày  Trên  Đất  PHẬT Kỳ 2: EmptyTue Feb 09, 2010 8:55 am by Spammer

» HÌNH THẬT CỦA ĐỨC PHẬT THÍCH CA?
Mười  Ngày  Trên  Đất  PHẬT Kỳ 2: EmptyTue Feb 09, 2010 8:49 am by Spammer

» Greatest love of all
Mười  Ngày  Trên  Đất  PHẬT Kỳ 2: EmptySat Jan 02, 2010 8:43 pm by Spammer

» Nhập thất
Mười  Ngày  Trên  Đất  PHẬT Kỳ 2: EmptyFri Jan 01, 2010 11:20 am by Spammer

Navigation
 Portal
 Index
 Memberlist
 Profile
 FAQ
 Search
Affiliates
thanh nien phật tử
 
May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar


Mười Ngày Trên Đất PHẬT Kỳ 2:

Go down

Mười  Ngày  Trên  Đất  PHẬT Kỳ 2: Empty Mười Ngày Trên Đất PHẬT Kỳ 2:

Post by Spammer Tue Jun 23, 2009 9:48 am

Kỳ 2:

4 giờ chiều, chúng tôi rời Sarnath, thuê xe đi về Bodhgaya, nơi đức Phật thành đạo. Địa điểm cư trú suốt những ngày chiêm bái tại đây theo dự tính là chùa Việt Nam Phật Quốc Tự. Đoạn đường này đã lấy đi rất nhiều năng lượng sức khoẻ của nhóm chúng tôi sau ngày đầu tiên chiêm bái. Dưới cái nắng gay gắt, trên mặt đường đầy ổ gà, chiếc xe tatasumo gầm gừ phóng tới để ngốn trọn khoảng 250 km. Mệt mỏi, đau đầu vì mất ngủ và xuống tàu lửa chưa được nghỉ đã thực hiện việc chiêm bái…, nhưng tất cả cái nghịch duyên ấy không hề làm giảm sút ý nguyện hướng về đất Phật. Trên nét mặt của mọi người đều tỏ vẻ mãn nguyện, vui vẻ mà không phiền hà. Bởi vì quãng đường chúng tôi đang đi là quãng đường mà ngày xưa, theo hướng ngược lại đức Thế tôn đã đi bộ đến vườn Nai để chuyển vận bánh xe chánh pháp sau khi thành Đạo. Ngày nay, đường tuy trải đầy ổ gà nhưng vẫn là đường nhựa, có xe hơi, có chỗ dừng chân để nghỉ. Còn cách đây 25 thế kỷ, con đường của Ngài đi có chăng chỉ là những lối mòn, hay rừng sâu núi thẳm, không thấy bóng người, đìu hiu hút gió, thú dữ hùm beo… Nhưng với lòng từ bao la, năng lực độ sanh dẫn đạo, đức Thế Tôn đã bước đi như vậy. Nhờ năng lực từ bi gia bị của chư Phật, Bồ tát, Hộ pháp thiện thần, đến nửa đêm chúng tôi đã chùa Việt Nam sau một hồi lạc đường.
Mười  Ngày  Trên  Đất  PHẬT Kỳ 2: DuLich-MD-06

Ngày 30-5, theo sự thống nhất chung là đại chúng được nghỉ ngơi để lấy lại sức, nhưng mới sáng, khi con chim kouwel cất liên hồi tiếng kêu thánh thót, một số vị đã tranh thủ viếng chùa và chụp hình. Sau đó, mọi người cùng quây quần nấu cơm, uống trà, dạo quanh vườn cây um tùm, xanh mát và lắng nghe chim hót như được trở về Việt Nam quê mình. Chùa Việt Nam Phật Quốc Tự được Thượng toạ Thích Huyền Diệu xây dựng từ năm 1987 bằng chính công sức và đồng tiền dạy học của mình cùng với sự ủng hộ của các Phật tử Việt Nam ở các nước. Hiện nay, chùa được trùng tu mới mẻ, nguy nga. Tuy không phải là một tòng lâm đồ sộ nhưng cũng là một ngôi phạm vũ sánh ngang tầm với những ngôi chùa trong khu vực Bodhgaya. Nét đặc biệt khác với những ngôi chùa các nước là từ xa nhìn vào, ta thấy mái chùa cong vút, nhô cao lên giữa rừng cây xanh mướt. Có lẽ chủ trương của Thầy trụ trì là cố tình trồng cây tạo cảnh thật nhiều, để ngôi chùa thật sự toát ra nét thiên nhiên hài hoà, không khí tươi mát của những ngôi chùa cổ quê hương. Do đó, khi bước vào chùa, dù không được giới thiệu, ta cũng sẽ nhận ra được ngay đây là ngôi chùa Việt Nam. Vì tất cả từ hoa kiểng, đến nóc chùa, chánh điện, phòng ăn, chén đĩa, sân vườn, rau muống, khoai lang và cả giàn hoa thiên lý thơm ngát mỗi đêm… đều mang dáng dấp Việt Nam mến yêu.
Mười  Ngày  Trên  Đất  PHẬT Kỳ 2: DuLich-MD-08
Buổi tối, mọi người đã đến đảnh lễ Đại tháp Bồ Đề lần đầu tiên. Có thể nói, đây là thánh tích Phật Giáo quan trọng nhất. Bồ Đề đạo tràng thuộc tiểu bang Bihar ở phía Bắc Ấn. Thủ phủ chính của tiểu bang này là Patna cách Bồ Đề đạo tràng 193km, cách sân ga tỉnh Gaya 10km, cách Delhi hơn 1000 km và cách Varanasi 240 km.
Mười  Ngày  Trên  Đất  PHẬT Kỳ 2: DuLich-MD-07
Khu di tích Bồ Đề đạo tràng là một nơi rất rộng, được bao bọc xung quanh bằng hàng rào gạch. Nhiều chùa tháp, khách sạn, nhà hàng, tiệm quán, dân cư … rất đông đúc và trù phú. Đa số biển hiệu đều lấy tên liên quan đến lịch sử đức Phật như Siddhatha, Gautama, Sujata, Nairanjana… Di tích chính là ngôi tháp Đại Giác hình tứ diện cao vút lên giữa nền trời. Theo lịch sử, vào năm 259 trước TL, đại đế A Dục đã đến viếng thăm và đảnh lễ Bồ Đề đạo tràng. Vua đã cho xây một ngôi tháp đầu tiên tại thánh địa này, nhưng ngày nay không còn. Ngôi tháp hùng vĩ hiện tại được xây dựng vào thế kỷ thứ II trên nền tháp cũ, và toà Kim Cang vẫn giữ đúng vị trí nguyên thuỷ nơi đức Phật ngồi chứng đắc chân lý. Người Miến đã trùng tu tháp Đại Giác vào khoảng năm 450. Trước thế kỷ thứ VII, không có tài liệu nào gọi tháp này là tháp Đại Giác, chỉ từ sau năm 637 khi ngài Huyền Trang đến chiêm bái, tháp mới có tên gọi này.
Mười  Ngày  Trên  Đất  PHẬT Kỳ 2: DuLich-MD-09
Bên trong Đại tháp là tượng đức Phật bằng đá thếp vàng đang ngồi thiền được đắp y vải theo kiểu chừa vai hữu. Tượng Phật đặc biệt này được tạc vào khoảng năm 380, tượng trưng cho sự kiện giác ngộ vĩ đại của đức Phật. Tương truyền, ngày xưa có một chàng thanh niên tuấn tú phát tâm vào trong tháp để tạc tượng Phật để tôn thờ. Chàng yêu cầu được ở trong tháp làm việc suốt ba tháng, không ai được mở cửa. Nhưng bên ngoài, mọi người vì quá nóng lòng, mới 2 tháng rưỡi đã mở cửa tháp. Trước mắt họ xuất hiện một tượng Phật trang nghiêm với cánh tay trái vẫn còn dang dở chưa được tạc xong, mà người thanh niên ấy thì không thấy đâu. Người ta cho rằng, chàng thanh niên này chính là hiện thân của đức Bồ tát Di Lặc.

Phía sau Đại tháp là cây Bồ Đề tàng rộng sum suê - nơi mà đức Phật đã ngồi thiền suốt 49 ngày và đạt Đạo giác ngộ. Đã hơn 25 thế kỷ qua, cây Bồ Đề đã biết bao lần sanh rồi lại diệt, diệt rồi sanh. Theo một số tại liệu, cây Bồ Đề hiện tại là cháu chít nhiều đời của cây mẹ, cây này mới hơn 100 tuổi. Loại cây này nguyên nghĩa gọi là cây Da, hay Pipal, Pippali. Sau sự kiện giác ngộ của đức Phật, nó được gọi là cây Giác Ngộ, hay cây Bồ Đề. Kinh điển ghi lại, sau khi thành Đạo, đức Thế Tôn đã nhìn vào cây Bồ Đề trọn một tuần lễ với ánh mắt biết ơn cây đã che chở cho Ngài những đêm mưa gió, những ngày nắng thiêu đốt. Trong kinh Bổn Sanh Kalinga-bodhi và Kosiya, trong suốt thời Phật còn tại thế, cây Bồ Đề rất được kính trọng và thờ phụng như chính đức Phật. Trong ý nghĩa Phật giáo, cây Bồ Đề được nhận thức không chỉ là đối tượng cho giới Phật giáo kính lễ mà còn là sự biểu hiện tượng trưng cho chính đời sống và sự chứng ngộ vĩ đại của Ngài. Việc trồng cây Bồ Đề như là một việc làm thiêng liêng khi mà hình ảnh, tượng Phật chưa được phổ biến tại Ấn Độ.

Vua A Dục có sai con gái mà sau này trở thành Tỳ kheo ni Sanghamita chiết một nhánh của cây mẹ đem sang trồng tại thành phố cổ Anuradhapura của Tích Lan trong thời kỳ vua Devanampiyatissa trị vì. Nhánh cây này vẫn còn xanh tốt cho đến ngày nay, và được xem là cây cổ nhât trên thế giới.

Ngài Pháp Hiển đến chiêm bái Bồ Đề đạo tràng năm 400, có mô tả như sau: “Sa môn Cồ Đàm (Gautama) đi tới phía trước đến dưới gốc cây Bồ Đề, trải có cát tường, mặt hướng về phía đông. Ngài bắt đầu chứng nghiệm quả vị an lạc giả thoát trong suốt bảy ngày..." Hơn 2 thế kỷ sau, Ngài Huyền Trang cũng đã đến chiêm bái và kể lại trong Ký sự Tây Du: "…Cây Bồ Đề bên toà Kim Cang chính là cây Tatpala. Ngày xưa, khi đức Phật còn tại thế, cây cao vài trăm feet, vì bị chặt đốn nhiều lần, cây vẫn còn cao khoảng 40, 50 feet. Thân cây màu vàng trắng, lá và nhánh cây màu xanh đậm. Lá không bị úa ngay cả trong mùa đông hay mùa hạ. Chúng vẫn sáng bóng và xanh mát suốt năm không thay đổi, nhưng vào ngày đức Phật nhập Niết bàn, lá ở đây úa và rơi xuống. Nhưng thật kỳ diệu thay, sau đó không bao lâu nó lại tươi tốt như trước. Vào những ngày lễ, nhiều đoàn hành hương từ nhiều nước đã tập trung tại đây đến hàng ngàn người. Họ thi nhau tưới nước trầm, sữa tươi thơm vào cội Bồ Đề, rãi hoa tươi và dầu thơm để cúng dường."

Cùng chung với số phận thăng trầm của lịch sử Phật giáo, cây Bồ Đề cũng đã biết bao nhiêu lần bị chặt đốn, thiêu huỷ do ngọn gió thiên tai vô thường hay do lòng người tàn ác đã bao lần muốn xoá nhoà đi vết tích Phật giáo. Thế nhưng, kỳ diệu thay! Hạt giống Bồ Đề vẫn tìm cách đâm chồi nảy lộc, hồi sinh và phát triển tốt tươi.

Không khí về đêm mát dịu, sao trời lấp lánh, ánh sáng đèn pha rọi vào thân tháp sáng rỡ, nguy nga. Sau khi đảnh lễ Phật bên trong tháp, chúng tôi đã đảnh lễ cội Bồ Đề, đi nhiễu quanh tháp và ngồi thiền định xung quanh cội Bồ Đề để chiêm nghiệm pháp lạc lớn lần đầu tiên trong đời. Một giây phút tuyệt vời, một niềm an vui lớn bao trùm kín không gian. Trời càng lúc về khuya, lá cây Bồ Đề xào xạc. Phía ngoài toà Kim Cang, tiếng tụng kinh Pali của các vị sư Ấn và Thái hoà điệu lẫn nhau khi trầm khi bổng. Thành kính hướng về đức Thế Tôn, trong giờ phút hoàn toàn yên lặng này, tâm thức chúng con chỉ có một niệm duy nhất là hướng về với sự giác ngộ của Ngài. Giữa vạn duyên trùng trùng bủa vây, ngài đã bước qua nhẹ nhàng như đi trong hư không, không hề lưu dấu vết. Con đường giải thoát đã hoàn toàn rộng mở cho sự chứng ngộ thật tướng các pháp của Ngài. Thật tướng ấy là không hề có tướng, bởi vạn pháp đều do duyên sanh, duyên diệt. Những đối tượng của mắt thấy tai nghe chẳng qua chỉ là giả tạo, nó vốn không trường tồn, không có tính chắc chắn và là nguyên nhân của chấp thủ khổ đau. Nếu một niệm tĩnh giác, thấy thật tướng các pháp thì ngay cả khái niệm giác ngộ, thành Đạo cũng không có, chỉ có sự thật an lạc tuyệt đối hiển bày. Không có pháp nào được gọi là giải thoát, không có cây nào được gọi là Bồ Đề. Như Lục Tổ Huệ Năng đã từng nói: "Bồ Đề bổn vô thọ, minh cảnh diệc phi đài. Bản lai vô nhất vật, hà xứ nhạ trần ai." (Bồ Đề vốn không cây, gương sáng không có đài. Xưa nay không một vật, chỗ đâu nhiễm bụi trần.)


(Xem tiếp kỳ 3)

Mục Đồng
Spammer
Spammer

Posts : 31
Points : 75
Reputation : 0
Join date : 2009-06-23

Back to top Go down

Back to top

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum